Ý nghĩa việc cho chữ đầu năm

Cho chữ đầu năm là hoạt động mang đậm giá trị văn hóa của người Việt. Ý nghĩa của việc cho chữ đầu năm được giữ gìn qua sự kiện tất niên hàng năm ở các gia đình, doanh nghiệp. Không ai khi tổ chức sự kiện lại không chú trọng hình ảnh cho chữ đầu năm.

Nguồn gốc của phong tục cho chữ của người Việt?

Mỗi dịp tết đến xuân về người người nhà nhà thường hay đi xin chữ đầu năm như 1 nét văn hoá đẹp của mỗi người dân Việt Nam. Có nhiều câu chuyện tương truyền khác nhau về tục cho chữ của người Việt. Tục cho chữ bắt nguồn từ câu chuyện thầy Chu Văn An tặng chữ cho học trò sau khi họ đến thăm. Cũng có người cho rằng tục cho chữ gắn liền với hình ảnh ông đồ mặc áo dài, khăn đóng ngồi cặm cụi viết thư pháp.

Xem thêm : Đội ngũ tổ chức sự kiện

Nhìn chung phong tục cho chữ đầu năm đều gắn với hình ảnh ông đồ viết chữ. Ngày nay, nhiều ông đồ góp mặt trong tiệc tất niên, bày mực tàu giấy đỏ viết chữ theo yêu cầu của mọi người tạo nên bầu không khí của Tết đang đến gần. Các chữ được xin thường là chữ Nho, nay có cả chữ Quốc ngữ mang nhiều tầng ý nghĩa với người nhận. Người nhận được tranh thư pháp có thể dùng để trang trí cho ngôi nhà thêm phần sang trọng, ấm áp, những câu chúc chữ phong thủy giúp thể hiện sự nho giáo, trang nhã của gia chủ.

Ý nghĩa của việc cho chữ đầu năm là gì?

Cho chữ đầu năm là hoạt động mang nhiều ý nghĩa về mặt văn hóa dân tộc. Giống như câu nói “Nét chữ, nết người”, con chữ không chỉ dùng để diễn đạt tư tưởng, mà còn giúp bày tỏ tấm lòng, bộc lộ tính cách. Phong tục cho chữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, đề cao trí thức, thể hiện mong ước về may mắn vui vẻ.

Xem thêm : Cho thuê ông đồ

Cho chữ là hoạt động trang trọng và cao quý đối với người cho và nhận chữ. Những con chữ được cho là sự hàm chứa tấm lòng của người viết, thể hiện tình cảm trân trọng của người nhận chữ. Người được nhận chữ không chỉ phải trọng thầy, mến thầy mà còn phải là người hiếu học, biết trọng chữ nghĩa mới được thầy đồ cho chữ.  Phong tục cho chữ là văn hóa chỉ dành cho những người chuộng chữ nghĩa, yêu thích cái đẹp, hâm nóng thêm một nét nhân văn trong văn hóa Việt.

Những người được nhận chữ đều cảm thấy vinh hạnh và hoan hỉ, đặt để chữ trong nhà ở vị trí trang trọng nhất. Mỗi con chữ đều mang một ý nghĩa đặc biệt với mong muốn của người xin chữ. Người xin chữ thường xin chữ cho gia đình chữ Tâm, xin chữ cho cha mẹ, chữ Thọ, An, xin chữ cho con cái chữ Hiếu, Trí. Với người đi học thường xin chữ Tài, Đăng Khoa, hay người buôn bán xin chữ Phát, Lộc, Tín. Mỗi con chữ đều ẩn chứa mong muốn thành tựu và may mắn của con người trong năm mới đến.

Ông đồ cho chữ như thế nào?

Tục cho chữ là hoạt động thiêng liêng và đậm giá trị văn hóa. Ngày nay tục cho chữ diễn ra phổ biến và gần gũi hơn ở các sự kiện như lễ Tết, tiệc tất niên cuối năm. Không gian tiến hành cho chữ cũng không hề cầu kì chỉ cần có người cho và nhận. Tục cho chữ được tiến hành đơn giản, viết bằng màu mực nước, in trên giấy đỏ, có thể viết bằng chữ Hán, chữ thư pháp, chữ Quốc ngữ.

Xem thêm : tổ chức sự kiện tất niên

Người muốn xin chữ sẽ trình bày mong muốn với người cho chữ. Sau khi trình bày nguyện vọng, mong ước thì người cho chữ sẽ viết tặng những con chữ phù hợp. Người nhận cũng có thể nhận lấy con chữ đã được viết sẵn để mang về. Hoạt động cho chữ diễn ra không tốn quá nhiều thời gian nhưng chúng đòi hỏi sự chân thành của người xin và tài hoa của người cho chữ.

Ý nghĩa của việc cho chữ đầu năm không phải ai cũng nắm bắt và vận dung giá trị ấy cho sự kiện tất niên. Tuy nhiên, buổi lễ tất niên sẽ trọn vẹn ý nghĩa và đượm tính hoài cổ hơn khi diễn ra hoạt động cho chữ trang trọng, tao nhã.

Nếu khách hàng có nhu cầu tổ chức tất niên chất lượng, xin vui lòng liên hệ với công ty tổ chức sự kiện – Rạng Danh Việt thông qua các cổng thông tin sau đây để được tư vấn.

Số điện thoại: 0901 274 479 Email : lienhe@rangdanhviet.com

 

 

 

 

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *